Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp một kiểu nhà phố thông dụng được thiết kế theo dạng ống, đây là kiểu nhà khá được ưa chuộng hiện nay. Đặc trưng của nhà ống là có mặt tiền nhỏ, chỉ khoảng từ 3 đến 7m2 nhưng chiều dài lại sâu vào bên trong, vì sát vách với hai ngôi nhà kế cận (trừ nhà ở góc đường) nên chỉ có thể lấy ánh sáng từ phía mặt tiền, do vậy không gian sống tiếp xúc với thiên nhiên rất hạn chế.
Nhiều người quan niệm rằng khi xây dựng nhà phố thì nên tận dụng triệt để diện tích, nhưng với nhà ống, sự thông thoáng và ánh sáng mới là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Xây dựng nhà ống không đơn giản chỉ là tận dụng những nét riêng vốn có, bố trí công năng sử dụng cho một không gian dài hẹp mà còn phải đảm bảo sự thông thoáng, lấy ánh sáng tự nhiên và tạo không gian thoáng đãng cho cả căn nhà. Vậy xây nhà ống cần theo quy trình như thế nào, và chúng ta sẽ cần chú ý những gì? Qua bài viết này Công ty xây dựng Nguyên sẽ chia sẽ với các bạn những điều cần biết trước khi xây nhà ống như sau:
Quy trình xây nhà ống
Đầu tiên, cần mua đất để xây nhà nếu chưa có sẵn, bạn có thể liên hệ với các công ty bất động sản để được giới thiệu. Sau đó phải xác định rõ nhu cầu sử dụng thực tế và lên ý tưởng cho ngôi nhà của mình để có được thiết kế hợp lý, nhất là trong tương lai gia đình có dự tính về sự gia tăng thành viên hay không để bố trí thêm phòng ở.Sau đây là các bước cơ bản:
1. Dự toán kinh phí
Khi quyết định xây dựng nhà thì bạn nên dự trù trước các phương án tài chính, để tránh phải tạm ngưng việc thi công vì cạn kiệt nguồn kinh phí. Thông thường chi phí xây dựng nhà sẽ gồm các loại sau: chi phí xây dựng cơ bản (phần thô), chi phí phát sinh (dự trù 10 – 30% tổng số tiền xây dựng) và chi phí trang trí nội thất.
2. Liên hệ với công ty kiến trúc
Bạn nên tìm đến các công ty kiến trúc uy tín để được tư vấn cụ thể về thực tế căn nhà. Bạn có thể mô tả chi tiết nhu cầu sử dụng của gia đình, phong cách thẩm mỹ, vấn đề phong thủy, cách bố trí các phòng hay những thắc mắc liên quan đến việc xây dựng. Sau khi đã trình bày những ý tưởng, bạn nên lắng nghe lời khuyên của kiến trúc sư, cùng nhau thảo luận để tạo ra một bản vẽ thiết kế phù hợp.
3. Chuẩn bị thủ tục pháp lý
Bạn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng có xác nhận của Phòng Quản lý đô thị hoặc Uỷ ban nhân dân phường nơi bạn xây nhà trước khi thi công bất cứ loại hình nhà đất nào. Thủ tục pháp lý này sẽ khá phức tạp nếu bạn không am hiểu về các hồ sơ xây dựng có liên quan, vì thế tốt nhất nên nhờ công ty kiến trúc thay bạn đảm nhận việc này để tiết kiệm thời gian.
4. Chọn đơn vị thi công và vật liệu xây dựng
Thông thường các công ty kiến trúc sẽ phụ trách luôn việc thi công ngôi nhà, nhưng nếu bạn muốn chọn nhà thầu xây dựng khác thì nên tìm hiểu kỹ thông tin về nhà thầu, những dự án mà họ đã hoàn thành và tham khảo giá cả để chọn cho mình một đơn vị thi công có uy tín và đáng tin cậy.
Nhà thầu sẽ đưa ra các phương án lựa chọn vật liệu xây dựng để bạn quyết định, hãy tham khảo ý kiến từ các kiến trúc sư để có được lựa chọn phù hợp nhất cho cấu trúc ngôi nhà cũng như tình hình tài chính của gia đình.
5. Giám sát thi công
Đừng nên bỏ qua công đoạn giám sát để kiểm tra tiến độ công việc và chất lượng xây dựng của nhà thầu, theo dõi vật tư để tránh bị lãng phí, kiểm tra thực hiện an toàn lao động… Công tác giám sát có thể do chủ nhà tự thực hiện, nhờ người thân đảm nhận hoặc thuê một công ty giám sát độc lập.
6. Kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công
Khi công trình được hoàn thành, trước khi nhận bàn giao, bạn nên cùng công ty giám sát (nếu có) và chủ thầu tiến hành kiểm tra từng hạng mục thi công có đối chiếu lại với bản vẽ. Sau đó, căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên để tiến hành nghiệm thu các hạng mục từ phần đổ bê tông, xây tô, hệ thống kỹ thuật và hoàn thiện. Cuối cùng là làm thủ tục hoàn công theo quy định và nộp tại Phòng Quản lý đô thị quận, huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền, thông thường sẽ do đơn vị thi công thay mặt chủ nhà thực hiện.
Những lưu ý khi xây nhà ống như sau:
1. Tạo giếng trời
Khi xây nhà ống đẹp, người ta thường sử dụng giếng trời như một giải pháp tối ưu cho vấn đề thông thoáng và lấy nguồn sáng tự nhiên. Cho dù là xây nhà ống một tầng hay nhiều tầng, nhưng nếu có chiều dài từ 12m trở lên thì nên tạo từ 1 – 2 giếng trời và trải đều suốt chiều dài căn nhà. Giếng trời cũng nên tuân theo quy luật phong thủy và tương ứng với hình thể ngôi nhà, có thể đặt giữa nhà và kết hợp với khu vực cầu thang để tiết kiệm không gian hay đặt ở cuối nhà để che lắp cho khuyết điểm bị mất góc
Nhà ống thường hẹp về chiều ngang nên nhiều gia đình đã lựa chọn kiến trúc lệch tầng thay vì kiểu nhà thông tầng. Nhà lệch tầng có thể kết hợp với không gian cầu thang để tạo giếng trời, tiểu cảnh, giúp thông thoáng và chiếu sáng cho phần giữa nhà, mang lại cảm giác mới mẻ cho không gian.
3. Ngăn tách các không gian
Phòng khách của nhà ống thường được thiết kế liên thông với nhà bếp để lấy ánh sáng xuyên suốt và giúp cho bếp thông thoáng hơn. Để ngăn chia giữa hai khu vực, các kiến trúc sư đã sử dụng những vách ngăn có thiết kế mở hoặc cầu thang để tạo sự lưu thông cho không khí.
4. An toàn
Không như biệt thự, nhà phố được xây dựng liền kề nhau nên việc đảm bảo an ninh cho ngôi nhà cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Để tăng độ an toàn, bạn nên sử dụng loại kính cường lực, thiết kế khung sắt bảo vệ các cửa sổ, ban công, miệng giếng trời để tránh kẻ lạ đột nhập và hạn chế rủi ro khi trong nhà có trẻ nhỏ.
5. Chú ý đến không gian xanh
Để môi trường sống thêm thoáng mát và tăng nét thẩm mỹ, các thiết kế nhà ống thường chú trọng đến mảng không gian xanh cho ngôi nhà. Có thể chỉ là những chậu cây cảnh hoặc dây leo trang trí tại ban công, hay kết hợp giếng trời với tiểu cảnh, hòn non bộ nho nhỏ để tạo thành không gian thư giãn cho gia đình.
Xây nhà ống đẹp không chỉ là tạo nên một không gian hài hòa, giàu tính thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo được sự thông thoáng và mang ánh sáng vào nhà. Nhưng trước tiên, bạn nên tìm hiểu thêm những kiến thức về xây dựng, tham khảo giá cả trên các trang web rao vặt và dự trù chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của các công ty kiến trúc chuyên nghiệp và nhà thầu xây dựng có uy tín để có được những tư vấn hợp lý cho ngôi nhà hoàn hảo theo mong muốn của bạn.
Công ty xây dựng Nguyên vừa chia sẽ với các bạn một số điều cần biết khi xây nhà ống, chúng tôi hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có kiến thức vững chắc hơn trước khi bắt đầu xây nhà. Chúc các bạn thành công.
Bài Viết Liên Quan
- Cần Làm Gì Trước Khi Xây Nhà
- 3 Thủ Tục Pháp Lý Cần Thiết Khi Xây Nhà
- Mẫu thiết kế xây nhà ống 3 tầng 58m2
- Mẫu thiết kế nhà ống 3 tầng mặt tiền 6x24m
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tổng hợp 17 mẫu nhà ống 2 tầng thiết kế mái Thái mặt tiền 5 met
Thiết kế nhà trệt nhỏ mái Thái diện tích xây dựng 54m2 có bãi đậu xe
Mẫu thiết kế nhà ống 1 trệt 1 lầu 2 Phòng Ngủ, 3 Phòng Tắm.
Mẫu Thiết Kế Nhà ống 2 tầng diện tích 5x11m Phòng Ngủ, 3 Phòng Tắm.
Mẫu Thiết Kế Nhà 1 Trệt 1 Lầu Diện Tích 6x15m 3 Phòng Ngủ, 3 Phòng Tắm.
Mẫu thiết kế nhà 2 tầng diện tích 8x12m có 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm.