Cách Quản Lý Chi Phí Xây Nhà Hiệu Quả

Việc quản lý chi phí khi xây nhà là rất cần thiết vì sẽ tránh được trường hợp phát sinh nhiều chi phí khác. Vì vậy công ty xây dựng Nguyên xin chia sẽ với quý đọc giả Cách quản ly chi phi xây nhà một cách hiệu quả.

1. Lập bản dự trù kinh phí

Xây dựng nhà không phải là việc hoàn thành trong một vài ngày mà thường kéo dài hàng tháng trời, đặc biệt với những căn biệt thự diện tích lớn thì thời gian để hoàn công có thể kéo dài hàng năm. Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, nhưng có 2 khoản chi phí chính mà bạn cần phải dự toán trước:

– Chi phí xây dựng nhà phần thô:

Cách tính chi phí xây nhà cụ thể như sau:

  • Bản thiết kế chi tiết trong đó thể hiện rõ ràng diện tích, cấu trúc, hình dáng căn nhà là thứ đầu tiên cần phải có.
  • Tham khảo tiền công xây dựng trên mỗi đơn vị m2 tại thời điểm gần nhất, tổng chi phí nhân công sẽ bằng tổng diện tích nhân với đơn giá. Tuy nhiên mỗi căn nhà có thiết kế riêng, yêu cầu kỹ thuật riêng nên sẽ có chênh lệch đôi chút về mức giá. Bạn phải ước tính thêm khoảng 10% phát sinh cho phần này.
  • Lập bản thống kê đầy đủ chủng loại và số lượng các loại nguyên vật liệu cần sử dụng. Nếu không thực sự cần thiết thì nên ưu tiên sử dụng hàng nội địa. Bạn có thể tham khảo giá cả và trực tiếp mua nguyên vật liệu tại Chợ Tốt.
  • Không quên hoàn thành các quy định pháp lý về hiện trạng căn nhà để bắt đầu thi công.
  • Đảm bảo một khoản dự trù chi phí xây dựng nhà phát sinh khoảng 30% trên tổng các loại chi phí kể trên.

– Chi phí hoàn thiện và trang trí nội thất:

Sau khi tính xong chi phí xây nhà cơ bản mà vẫn còn kha khá tiền thì chủ nhà nên lập kế hoạch cụ thể cho phần này. Xem xét kĩ bản thiết kế để lựa chọn các vật phẩm phù hợp và cũng khuyến khích sử dụng hàng nội địa. Nếu kinh phí chỉ đủ cho phần khung căn nhà hoặc việc trang trí khiến các mục đích chi tiêu khác không thể thực hiện thì chưa cần bận tâm đến, chúng ta có thể mua sắm nội thất dần khi có khả năng.

2. Lựa chọn nhà thiết kế, thầu xây dựng

Hãy trình bày mọi mong muốn, sở thích của mình cho kiến trúc sư để có một bản thiết kế vừa ý ngay từ lần đầu, hạn chế sửa chữa mất thời gian. Kiến trúc sư nên là người am hiểu phong thủy để tránh trường hợp phải mời thầy phong thủy sau này.

Đối với bên thi công, bạn nên tìm đến các công ty, nhà thầu uy tín, tốt nhất là những nơi đã làm việc với bạn bè hay người thân mà bạn biết rõ năng lực. Cân nhắc kĩ trước mức chào giá thấp bởi có thể chất lượng căn nhà không được đảm bảo và chi phí phát sinh do nhà thầu xây dựng gây ra còn nhiều hơn số tiền bạn bỏ ra để thuê một bên thi công có uy tín. Không quên tính chi phí xây nhà và thương lượng giá với họ dựa trên bản thiết kế có sẵn.

3. Giám sát

Tại sao phải giám sát? Bởi đây là cách tối ưu để giảm thiểu mọi chi phí xây nhà phát sinh: Không chỉ giúp đảm bảo chất lượng công trình mà còn hạn chế tối đa thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu. Chủ nhà có thể tự quản lý, theo dõi công trình là tốt nhất nhưng thường điều này khó có thể thực hiện. Hãy nhờ vào bên giám sát có uy tín (không phải do nhà thầu giới thiệu), am hiểu kỹ thuật xây dựng và các vấn đề liên quan. Giá thuê giám sát thường khoảng 2-3% tổng giá trị công trình, tham khảo trước thị trường và sử dụng khả năng thương lượng để đạt được mức giá hợp lý.

4. Phương án tài chính bổ sung

Mặc dù đã tính chi phí xây nhà chi tiết nhưng đôi khi thị trường có nhiều biến động khiến tất cả mọi người không kịp xoay xở. Người thân, bạn bè, đồng nghiệp là những lựa chọn tốt để bạn có thể nhận được hỗ trợ về tài chính. Bên cạnh đó, các hình thức cho vay của ngân hàng hiện nay cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn hoàn thành căn nhà trong mơ của mình.

Chúng tôi hy vọng những cách trên sẽ giúp được các bạn trong việc quản lý chi phí xây nhà và tránh những thất thoát ngoài ý muốn, Xin chúc quý đọc giả hoàn thành tốt việc xây nhà mơ ước của mình.

 

Bài Viết Liên Quan