Bước đầu tiên của việc xây nhà là Xin giấy phép xây dựng. Không ít người đã gặp khó khăng trong trường hợp này. Công ty xây dưng Nguyên xin chia sẽ những bước cơ bản trong việc xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4.
Chúng ta thường có lối suy nghĩ rằng việc xin phép xây dựng. Chỉ tồn tại đối với các trường hợp xây dựng nhà ở to lớn, có các tầng lầu. Còn đối với nhà ở là nhà cấp 4 thì việc xin phép có thể sơ sài thậm chí là bỏ qua. Suy nghĩ đấy là sai lầm, bởi trong quy định của Luật nhà ở 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành thì không có quy định riêng biệt thế nào là nhà ở cấp 4.
Chỉ có quy định về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng và còn lại là phải xin phép xây dựng. Trong đó, về nhà ở nói riêng thì chỉ có một số trường hợp nhà ở riêng lẻ ở nông thôn mới không cần cấp phép.
Như vậy, dù là nhà cấp cấp 4 nhưng nếu xây dựng ở đô thị thì mọi trường hợp đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng. Còn đối với nhà ở tại nông thôn thì phải là nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.
Việc xin phép xây dựng nhà cấp 4 cần chú ý các nội dung sau đây:
Thứ nhất là xác định trường hợp nhà ở có cần phải xin phép xây dựng hay không? Nếu bạn xây dựng nhà cấp 4 trong khu vực đô thị hoặc là xây dựng nhà cấp 4 trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa ở nông thôn thì phải xin phép xây dựng. Còn nếu xây dựng nhà cấp 4 ở nông thôn thuộc các khu vực khác thì không cần xin cấp phép xây dựng.
Thứ hai là chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà cấp 4 được quy định tại Theo quy định tạiđiều 95 Luật xây dựng năm 2014và Thông tư 10/2012/TT-BXD hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Hồ sơ xin cấp phép nhà cấp 4thông thường bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao được công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận quyền sở hữu đất;
- Hai bộ bản vẽ thiết kế của công trình xây dựng. Theo quy định nếu công trình có tổng diện tích sàn dưới 250m2 hoặc dưới 3 tầng thì chủ nhà có thể tự thiết kế mà không cần bản thiết kế của đơn vị có năng lực thiết kế như các công ty thiết kế, kiến trúc sư.
Ngoài ra, một số trường hợp hồ sơ còn phải bổ sung văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
Thứ ba là liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 3 Điều 103 Luật xây dựng quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng như sau:
“3: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Như vậy, thẩm quyền cấp phép xây dựng thuộc về UBND cấp huyện mà trực tiếp là phòng quản lý đô thị hoặc tương tự tại UBND cấp huyện.
Khái quát về quá trình xin phép xây dựng nhà cấp 4 nhìn chung không quá phức tạp về mặt pháp lý, còn trên thực tê thì việc xin cấp giấy phép đối với nhà cấp 4 không hề đơn giản. Bởi khoảng cách giữa quy định của pháp luật trên giấy tờ và áp dụng pháp luật trên thực tế luôn tồn tại khoảng cách khá xa vời.
Chính điều này đã gây ra tâm lý khó khăn cho chủ nhà, khi muốn xin cấp phép xây dựng nhà cấp 4. Chúng tôi luôn muốn cung cấp cho các bạn thông tin liên quan đến việc xin cấp phép xây dựng.
Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn. Trong việc chuẩn bị hành trang xin cấp phép xây dựng. Đó là bước khởi đầu đặc biệt quan trọng để hiện ngôi nhà của chính các bạn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thiết kế nhà trệt nhỏ mái Thái diện tích xây dựng 54m2 có bãi đậu xe
Mẫu thiết kế nhà ống 1 trệt 1 lầu 2 Phòng Ngủ, 3 Phòng Tắm.
Mẫu Thiết Kế Nhà ống 2 tầng diện tích 5x11m Phòng Ngủ, 3 Phòng Tắm.
Mẫu Thiết Kế Nhà 1 Trệt 1 Lầu Diện Tích 6x15m 3 Phòng Ngủ, 3 Phòng Tắm.
Mẫu thiết kế nhà 2 tầng diện tích 8x12m có 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm.
Nhà cấp 4 mái lệch có sân thượng, 3 phòng ngủ, diện tích sàn 10,5m x 15m