Khi đổ móng nhà cần tránh 5 điều này.

0
1554
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây dựng vì đó là nền tảng nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà. Hiểu được điều đó Công ty xây dựng Nguyên xin chia sẻ với các bạn 5 điều cần tránh khi bước vào giai đoạn đổ móng nhà.

 

Để có được một ngôi nhà mới bền vững và an toàn cho người ở thì móng nhà cần kiên cố, vững chắc. Do vậy chủ nhà cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín và phải giám sát quá trình thi công móng nhà thật cẩn thận và kỹ lưỡng.

Móng nhà đảm nhiệm chức năng truyền toàn bộ tải trọng (trọng lượng) của nhà xuống nền và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền đất sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép và đảm bảo sự ổn định của ngôi nhà. Do đó, móng phải được thiết kế và xây dựng sao cho không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng.

Sau đây là một số điều cần tránh khi thi công đổ móng nhà:

1. Khảo sát địa chất không kỹ

Việc khảo sát địa chất là một khâu rất quan trọng trong xây nhà, nhất là lựa chọn loại đất phù hợp để xây dựng và thi công móng nhà.

Loại đất thích hợp để xây nhà là đất cát nhờ đặc điểm rất chặt và kiên cố, ngoài ra còn có ưu điểm khô ráo, khả năng thấm, tạo môi trường sống tốt cho vi sinh vật cần ô xy, có tác dụng tự làm sạch đất nên khó xảy ra tình trạng nghiêng lún.

Một số loại đất cần phải hạn chế xây nhà là đất sét, đất xốp:

– Đất sét: khả năng hút nước kém, do kết cấu quá chặt nên không tạo được môi trường sống tốt cho các vi sinh vật cần ô xy, dẫn đến hạn chế tác dụng tự làm sạch của đất. Do đó, nếu sử dụng loại đất này nhà dễ bị ẩm thấp, sàn dễ đọng nước, ruồi muỗi, nắm móc dễ sinh sôi.

– Đất xốp: khả năng chịu lực kém, dễ dẫn đến tình trạng nhà lún hay nghiêng đổ và nguồn nước hay bị ô nhiểm do nước thải sinh hoạt tích tụ phía dưới.

Chủ nhà cần tránh xây móng ở những nơi có mức nước quá cao gây ẩm thấp. Mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, trong đó mức nước thấp hơn nơi đổ móng nhà ít nhất khoảng 0,5 m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

2. Thiết kế không phù hợp

Trước hết, bạn cần nắm một số loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở, sau đó xem xét và đối chiếu với chủ đầu tư để kiểm tra xem họ có lựa chọn phù hợp hay không. Sau đây là một số loại móng để tham khảo:

Móng nông: Độ sâu từ 1.2÷3.5m, sử sụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ và trung bình, xây trên nền đất tốt.

Ví dụ: Đối với nhà cao tầng thường dùng móng cọc khoan nhồi, đường kính cọc phổ biến từ 0,8m – 1,4m, hay dùng nhất là loại cọc ð 1m và ð 1,2m.

Móng sâu: Tính độ sâu thiết kế, sau đó đưa móng xuống đúng độ sâu, sử dụng cho công trình có tải trọng lớn, đối với loại móng này không nên xây ở những nới có mạch nước ngầm lớn.

3. Thi công không đảm bảo

Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiêng, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.

4. Vật liệu kém chất lượng

Nên chọn vật liệu tốt để đảm bảo chất lượng móng nhà khi thi công.

Việc lựa chọn nguyên vật liệu để đổ móng nhà cũng không kém phần quan trọng. Các loại nguyên vật liêu phải được đảm bảo là loại có chất lượng tốt nhất.

 

5. Lơ là giám sát quá trình thi công

Tích cực giám sát công trình sẽ giúp bạn yên tâm hơn.

Lơ là hoặc sơ suất trong quá trình giám sát thi công, nhất là đổ móng nhà, thường dẫn đến những sự cố đáng tiếc. Để tránh rơi vào trường hợp mọi chuyện “đã rồi”, chủ nhà cần phải giám sát, nhắc nhở cũng như cần biết các bước cơ bản khi thi công móng nhà như: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, xây tường móng…

Với những lưu ý trên, Công xây dựng Nguyên hy vọng bạn sẽ giúp được bạn trong việc xây móng nhà cũng như là đảm bảo sự chắc chắn cho mái ấm của gia đình bạn.

 

Bài Viết Liên Quan: