Vài Lưu Ý Khi Ốp Lát Bạn Phải Biết

Vài Lưu Ý Khi Ốp Lát Bạn Phải Biết: Công đoạn Ốp lát là công đoạn rất quan trọng, nó góp phần tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Dể ốp hay lát gạch gọn gàng và chất lượng, không xảy ra lỗi trong quá trình thi công thì bạn cần phải biết những điều lưu ý sau:


Thông thường, lát nền sử dụng gạch ceramic, granite nhân tạo, gạch gốm (gạch tàu) hay đá tự nhiên. Chất kết dính thường là vữa xi măng trộn cát với nước sạch. Tuy nhiên, để lát sàn còn có ván sàn gỗ, gỗ nhân tạo, gạch nhựa… Chất kết dính của các chất liệu này thường là keo chuyên dụng, thậm chí có keo dán làm từ đất sét, đá xay…

1. Luôn tạo độ nguyên nhất định về phía thoát nước

Lát nền gạch, theo các nhà chuyên môn, quan trọng nhất là phải đầm dùi phần nền thô thật kỹ, nén thật chặt để tránh tình trạng lún sụt cục bộ. Nếu nền thô là xà bần, nên có thêm phần cát đổ lên trên, tưới nước vào để cát trám vào các khoảng rỗng của nền xà bần, tạo một kết cấu cứng chặt. Sau đó mới trải vữa xi măng lát gạch lên trên và luôn luôn tạo một độ nghiêng nhất định về phía thoát nước (ra cửa, ban công, lối thoát bên hông nhà…). Chẳng hạn, phòng khách, phòng ngủ thì nghiêng ít; nhà bếp nghiêng khá hơn một tí và nhà tắm, nhà vệ sinh, sân, ban công thì nghiêng nhiều hơn để thoát nước nhanh, tránh đọng nước gây thấm.

2. Về mặt thẩm mỹ

Những khoảng nền lộ diện nhiều thường phải thể hiện nguyên tấm gạch (không cắt xén) vì không bao giờ khổ gạch lát trám đúng vừa diện tích cần lát. Phần gạch cắt xén nên “ép” về phía chân tường được che giấu bằng vật dụng nội thất hay nơi khuất, ít lộ diện. Đối với gạch ốp tường cũng vậy, phải “giấu” những miếng gạch cắt xén cho vừa khuôn tường tại những góc ít gây chú ý.

 

3. Lát nền sàn các tầng lầu

Đối với lát sàn các tầng lầu ngoài phần bê tông đúc đã có thêm phụ gia chống thấm. Lớp vữa “dán” gạch bạn nên có phụ gia này để chống thấm tốt hơn, không gây hiện tượng loang lổ vết thấm đen làm xấu, bẩn. Nhất là sàn nhà vệ sinh, khu vực luôn vấy nước càng quan tâm nhiều hơn đến việc chống thấm. Ngoài phụ gia, sàn khu vực nhà tắm, vệ sinh để sử dụng bền lâu cần được gia cố thêm tấm trải gốc bitum (gốc nhựa đường – dầu hắc) lót từ nền vắt lên đến nửa mét tường trước khi đổ vữa xi măng lát gạch. Biện pháp này ngăn triệt để hơn sự cố rò rỉ nước gây thấm xuống trần tầng dưới.

4. Phải san thật phẳng bề mặt tường

Khi ốp gạch tường, điều quan trọng nhất là phải san thật phẳng bề mặt tường để không nhìn thấy gập ghềnh hay dợn sóng sau thi công. Ốp gạch các loại ở mặt tiền công trình hay phòng vệ sinh, nhà tắm thường cần có phụ gia chống thấm trộn trong vữa để ngăn ngừa khả năng ngấm nước. Chất chống thấm, có thể chọn loại vô cơ hay hữu cơ, những chất vô cơ thường hiệu quả hơn nhờ nó biến tính sinh hoá ngay trong bê tông, trong vữa xi măng để lấp kín các mao mạch dễ bị nước len lỏi vào.

Công ty xây dựng Nguyên vừa chia sẻ với các bạn vài lưu ý quan trọng khi ốp lát. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.

Bài Viết Liên Quan

  1. Nguyên tắc thiết kế cổng nhà hợp phong thủy bạn nên biết biết
  2. Căn Hộ 7m² Được Cải Tạo Khiến Ai Thấy Cũng Muốn Sở Hữu
  3. Những Kiêng Kỵ Khi Lắp Điều Hòa Ở Phòng Khách
  4. Những Việc Nên Làm Trước Khi Dọn Vào Nhà Mới